Israel bao vây nhiều hướng
Sau nhiều ngày oanh tạc các vùng ngoại ô,âyhoàntoànthànhphốlịch thi đấu mu ngày 2.11, bộ binh và lực lượng tăng thiết giáp Israel đã tiến vào TP.Gaza, đô thị lớn nhất tại Dải Gaza và là thành trì của lực lượng Hamas. Tham mưu trưởng quân đội Israel Herzi Halevi tuyên bố các lực lượng đã bao vây hoàn toàn thành phố miền bắc Dải Gaza từ nhiều hướng và "đã bước vào một giai đoạn quan trọng khác của cuộc chiến".
Điểm xung đột: Israel-Hamas giao tranh ác liệt ở Gaza; Mỹ giúp Ukraine phát triển tên lửa phòng không FrankenSAM
CNN đưa tin bầu trời Gaza rực sáng trong đêm bởi pháo sáng và các vụ nổ liên tục sau khi quân đội Israel tuyên bố bao vây và thọc sâu hơn vào thành phố. Ngoài bộ binh, máy bay Israel tiếp tục không kích các sở chỉ huy của Hamas trong khi tàu tên lửa từ phía biển tấn công các tòa nhà có bẫy mìn và chốt quan sát của lực lượng người Palestine. Giới chỉ huy quân sự Israel thừa nhận chiến sự tại TP.Gaza sẽ là thách thức lớn bởi Hamas đã chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng mạng lưới đường hầm rộng lớn với nhiều lối ra để phục kích bất ngờ, bên cạnh hàng loạt bẫy mìn.
Trong khi đó, lực lượng Hezbollah tại Li Băng cũng đang gia tăng oanh tạc miền bắc Israel, buộc nước này tấn công đáp trả. Trong một tuyên bố ngày 2.11, Nhà Trắng bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công ở miền bắc Israel nhưng chưa thấy dấu hiệu Hezbollah dồn toàn lực tấn công. Trước đó, Mỹ đã điều tàu sân bay và nhiều lực lượng khác đến khu vực nhằm răn đe các nhóm như Hezbollah không mở rộng xung đột.
Mỹ gợi ý ngừng bắn
Xung đột Hamas - Israel đã trải qua 4 tuần với hơn 10.400 người thiệt mạng, trong đó phía Israel là 1.400 người. Ước tính 800.000 người Palestine đã rời khỏi TP.Gaza và các vùng lân cận để đi xuống miền nam nhưng hàng trăm ngàn người được cho là còn ở trong thành phố, theo tờ The Times of Israel.
Người định cư Israel vũ trang cũng tấn công dân Palestine ở Bờ Tây
Tình trạng của dân thường Palestine tại các vùng khác ở Dải Gaza cũng đang hết sức ngặt nghèo khi thiếu thốn lương thực, nước uống, thuốc men và nhiên liệu. LHQ và các nước trong khu vực đang kêu gọi ngừng bắn để phục vụ mục đích nhân đạo nhưng phát ngôn viên Daniel Hagari của quân đội Israel tuyên bố thẳng thừng việc ngừng bắn không phải là điều được cân nhắc vào thời điểm này. Trong khi đó, UAE, nước Ả Rập đã đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel, hôm qua cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ra khu vực và giúp các nhóm cực đoan lợi dụng tình hình.
Tổng thống Joe Biden và các quan chức chính quyền Mỹ, nước đồng minh có ảnh hưởng lớn nhất của Israel, cũng đã gợi ý về khả năng ngừng bắn tạm thời để đưa hàng viện trợ nhân đạo đến, đồng thời giải cứu con tin. Trong các sự kiện tại Nhà Trắng ngày 2.11, ông Biden nói Mỹ ủng hộ quyền tự vệ của Israel nhưng phải tuân theo luật nhân đạo quốc tế.
Israel, Hamas giao tranh ác liệt ở Dải Gaza
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 3.11 có chuyến thăm Israel lần thứ ba trong vòng một tháng với trọng tâm là về chiến dịch chống Hamas cũng như việc bảo vệ dân thường, giải cứu con tin và ngăn xung đột lan rộng. Trong một diễn biến khác, Đại sứ Israel tại Đức Ron Prosor cho xác nhận đã đề nghị các nước châu Âu điều tàu bệnh viện đến gần Gaza để hỗ trợ người bị thương. Pháp cho biết sẽ cho chiếc tàu sân bay chở trực thăng thứ 2 đến ngoài khơi Gaza trong lúc làm việc với giới chức Israel và Ai Cập nhằm tìm cách hỗ trợ nạn nhân.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ Israel
Hạ viện Mỹ ngày 2.11 thông qua dự luật do đảng Cộng hòa giới thiệu, theo đó cung cấp 14,3 tỉ USD để viện trợ cho Israel, Reuters đưa tin. Hầu hết hạ nghị sĩ Dân chủ phản đối dự luật này bởi việc cắt ngân sách của cơ quan thuế Mỹ và không bao gồm viện trợ cho Ukraine. Giới lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện cũng như Nhà Trắng tuyên bố sẽ phản đối dự luật trong khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người vừa đắc cử hồi tháng trước, kêu gọi Thượng viện và Nhà Trắng nhanh chóng thông qua. Ông Johnson dự kiến công bố một dự luật khác trong đó có phần viện trợ cho Ukraine và ngân sách để tăng cường an ninh biên giới Mỹ với Mexico.